TIN TỨC‎ > ‎

TIN KHẮC DẤU


Mội vài điều và khắc dấu tròn

đăng 01:27 27 thg 11, 2016 bởi Hóa đơn điện tử TCT Invoice   [ đã cập nhật 01:28 27 thg 11, 2016 ]

Khắc dấu tròn và con dấu vuông, con dấu nào sẽ có giá trị pháp lý trong các văn bẳn pháp luật, con dấu tròn sẽ chỉ được sử dụng khi nào? Và con dấu vuông sẽ chỉ được dùng trong trường hợp nào?…Đây cũng chính là những câu hỏi gặp phải nhiều thắc mắc của các bạn nhất trong thời gian gần đây.

Bài viết này công ty tư vấn luật Bravolaw sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về giá trị pháp lý của các loại con dấu này trong các văn bản pháp luật, cũng như trong từng trường hợp cụ thể nào sẽ sử dụng con dấu tròn, trường hợp cụ thể nào có thể sử dụng con dấu vuông.

Con dấu doanh nghiệp là gì? Vai trò của con dấu đối với doanh nghiệp

Con dấu doanh nghiệp là một dấu hiệu vô cùng đặc biệt, không giống nhau, nhằm phân biệt được giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Có thể nói rằng, con dấu sẽ là một trong số những tài sản quý giá nhất đối với một doanh nghiệp, bởi theo truyền thống văn hóa giao dịch các văn bản, và các hợp đồng của doanh nghiệp chỉ có giá trị pháp lý chỉ khi nó được đóng dấu. Tuy nhiên, giá trị của những con dấu hiện nay không còn rõ nét như trước, bởi từ ngày 01/7/2015, khi Luật doanh nghiệp 2014 bắt đầu có hiệu lực, thì doanh nghiệp được quyền quyết định số lượng con dấu (nghĩa là doanh nghiệp có quyền có được nhiều hơn 01 con dấu)

Con dấu tròn và con dấu vuông, con dấu nào được đăng ký với các cơ quan nhà nước thì con dấu đó sẽ có giá trị pháp lý

Trước ngày 01/7/2015, việc sử dụng con dấu phải tuân theo Luật doanh nghiệp 2005, nghĩa là hình thức và nội dung con dấu phải theo quy định của Chính phủ (Nghị định 58/2001/NĐ-CP và Thông tư 21/2012/TT-BCA)

Tại các văn bản hướng dẫn về mẫu con dấu này, thì con dấu doanh nghiệp phải là con dấu tròn. Mẫu con dấu tròn này phải tuân thủ theo quy định tại các văn bản này mới có giá trị pháp lý.

Từ sau ngày 01/7/2015, việc sử dụng con dấu thực hiện theo Luật doanh nghiệp 2014, nghĩa là hình thức và nội dung, số lượng con dấu do doanh nghiệp tự quyết định nhưng phải đảm bảo các nội dung về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.

Trứơc khi sử dụng, doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Cụ thể, trong Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2014 cũng có quy định:

Điều 12. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:

a) Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.

b) Số lượng con dấu.

c) Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

2. Mu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Như vậy, đồng nghĩa rằng, từ ngày 01/7/2015, mỗi con dấu của doanh nghiệp dù là dấu tròn hoặc dấu vuông đều có những giá trị pháp lý nếu doanh nghiệp có làm một số các thủ tục thông báo mẫu con dấu với các cơ quan đăng ký kinh doanh để có thể được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Một số lưu ý đối với việc quản lý sử dụng con dấu cho các doanh nghiệp đã thành lập trước 01/7/2015

– Trường hợp tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp thì không phải thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký. Trường hợp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.

Trong cả 2 trường hợp này, chỉ có con dấu tròn mới có giá trị pháp lý.

– Trường hợp làm mới con dấu theo quy định mới của Luật doanh nghiệp 2014 thì phải nộp lại con dấu cũ và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Trong trường hợp này, con dấu mới được làm là dấu tròn hay dấu vuông đều có giá trị pháp lý.

– Trường hợp bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định mới, đồng thời phải thông báo việc mất này cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận mẫu con dấu.

Trong trường hợp này, con dấu mới được làm là dấu tròn hay dấu vuông đều có giá trị pháp lý.

Thói quen của các doanh nghiệp dẫn đến hiểu lầm

Do ảnh hưởng của các quy định cũ đã quá lâu nên việc thích nghi với các quy định mới của Luật doanh nghiệp 2014 cần phải có thời gian nhất định. Vì vậy, đến thời điểm hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn còn tư tưởng rằng chỉ có dấu tròn mới có giá trị pháp lý, còn dấu vuông thì không.

Nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn hay liên hệ để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí!

Con dấu tròn trong luật Doanh Nghiệp

đăng 01:23 27 thg 11, 2016 bởi Hóa đơn điện tử TCT Invoice   [ đã cập nhật 01:24 27 thg 11, 2016 ]

So với Luật doanh nghiệp năm 2005 thì Luật doanh nghiệp năm 2014 (có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015) có khá nhiều quy định thông thoáng hơn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó, tháo gỡ phần nào những khó khăn và mở ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 về con khắc dấu tròn của doanh nghiệp là một trong những điểm mới đáng kể. Điều 44, Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

a) Tên doanh nghiệp;

b) Mã số doanh nghiệp.

Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

THỨ NHẤT: HÌNH THỨC, NỘI DUNG CỦA CON DẤU DOANH NGHIỆP

So với Luật doanh nghiệp năm 2005: “Hình thức và nội dung của con dấu, điều kiện làm con dấu và chế độ sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Chính phủ” thì Luật doanh nghiệp mới đã thay đổi hoàn toàn quy định này khi trao hoàn toàn quyền quyết định về hình thức, nội dung con dấu cho doanh nghiệp; miễn là trên con dấu của mình doanh nghiệp đáp ứng được hai nội dung là tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc con dấu của doanh nghiệp có thể có các hình dạng khác nhau: vuông, tròn, tam giác, tứ giác,…; kích thước: to, nhỏ và trên con dấu có các thông tin khác ngoài tên, mã số doanh nghiệp hay không đều do doanh nghiệp tự quyết định và đều được coi là hợp pháp. Tuy pháp luật trao quyền tự chủ trong việc quyết định hình thức, nội dung con dấu cho doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp cũng cần lưu ý không sử dụng những hình ảnh, thông tin vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc hay quy định của các cơ quan nhà nước.

THỨ HAI: SỐ LƯỢNG CON DẤU

Nếu ở Luật doanh nghiệp năm 2005: “Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai” thì với Luật doanh nghiệp mới, doanh nghiệp bên cạnh việc quyết định nội dung, hình thức của con dấu còn được quyền quyết định số lượng con dấu của doanh nghiệp mình. Trong trường hợp có nhiều con dấu, doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý, lưu giữ và sử dụng con dấu của doanh nghiệp mình như khi doanh nghiệp chỉ có một con dấu. Sự thay đổi này phù hợp với quy định mới về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khi Luật doanh nghiệp năm 2014 cho phép “công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”.

THỨ BA: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CON DẤU

Nếu như trước ngày 1/7/2015 doanh nghiệp phải đăng ký mẫu dấu của mình với cơ quan Công an thì từ khi Luật doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực, doanh nghiệp chỉ cần thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi sử dụng.

Trên đây là những thay đổi trong quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 so với Luật doanh nghiệp năm 2005 về con dấu của doanh nghiệp. Những điểm mới trên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh nói chung; việc quản lý, lưu giữ và sử dụng con dấu của pháp nhân nói riêng mà Luật doanh nghiệp năm 2014 thể hiện.

Trên đây là tư vấn của công ty NAM PHUONG GROUP về Quy định về con dấu trong luật doanh nghiệp 2014. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.


Về việc sử dụng con dấu đúng

đăng 23:37 21 thg 9, 2016 bởi Hóa đơn điện tử TCT Invoice   [ đã cập nhật 23:37 21 thg 9, 2016 ]

 Điều 1 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 khẳng định “khắc dấu tròn được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước. Như vậy, “con  dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước”.

 Bài viết này xin được trao đổi về việc sử dụng con dấu (các loại con dấu thể hiện vị trí pháp lý của các cơ quan, tổ chức, bao gồm: dấu cơ quan, tổ chức (dấu ướt, dấu đỏ), dấu thu nhỏ, dấu nổi; không bao gồm các loại dấu chức danh, dấu mã số thuế, dấu tiêu đề,…) trong các cơ quan, tổ chức hiện nay.

 1. Sử dụng con dấu cơ quan (dấu ướt, dấu đỏ)

 a) Đóng dấu cơ quan lên các văn bản chính thức của cơ quan, tổ chức

  Theo Điểm 2.2 Khoản 2, Mục III của Thông tư số 07/2002/TT-LT ngày 06 tháng 5 năm 2002 giữa Bộ Công an và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 58/2001/NNĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu và Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 về công tác văn thư “con dấu chỉ được đóng lên các văn bản, giấy tờ sau khi các văn bản, giấy tờ đó đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền” và “không được đóng dấu khống chỉ”.  

 Có thể hiểu rằng, bản thân con dấu chưa phản ánh được giá trị pháp lý của văn bản, mà phải “được đóng lên các văn bản, giấy tờ sau khi các văn bản, giấy tờ đó đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền” thì con dấu sử dụng mới hợp lệ. Nếu một văn bản được đóng dấu khi không có chữ ký của người có thẩm quyền sẽ là một văn bản “sai luật” - văn bản được đóng dấu khống chỉ, không có giá trị pháp lý. Do vậy, văn bản giao dịch chính thức của một pháp nhân chỉ có giá trị pháp lý khi đảm bảo đầy đủ các yếu tố thể thức theo quy định, được người có thẩm quyền ký chính thức, cán bộ văn thư đóng dấu, đăng ký, làm thủ tục phát hành và gửi tới các cơ quan có liên quan theo quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004.

  b) Đóng dấu giáp lai

 Đóng dấu giáp lai là dùng con dấu cơ quan, tổ chức đóng lên văn bản gồm nhiều tờ liên quan đến một vấn đề vào lề bên trái hoặc lề bên phải văn bản để trên tất cả các tờ đều có thông tin về con dấu nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo văn bản. 

Khoản 4 Điều 26 của Nghị định số 110 quy định: “việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan quản lý ngành”. Hiện nay, một số bộ, ngành đã có quy định về đóng dấu giáp lai trong các văn bản chuyên ngành, ví dụ: 

 

- Bộ Ngoại giao quy định về việc đóng dấu giáp lai đối với hồ sơ, tài liệu làm thủ tục cấp hộ chiếu (tham khảo Công văn số 818CV/BNG-LS của Bộ Ngoại giao ngày 16 tháng 03 năm 2006 về thủ tục cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ). 

 

- Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc đóng dấu giáp lai đối với các văn bản, hồ sơ khi đăng ký thi đại học, đối với học bạ học sinh, sinh viên…

-  Điều 42 Luật Công chứng số 82/2006/QH11 quy định: "Văn bản công chứng có từ hai trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự. Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ". 

 

- Khoản 2, Mục II Thông tư liên tịch số: 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN  giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước ngày 18 tháng 02 năm 2008 hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh quy định: "Quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội được lập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. Nếu quyết định có hơn 1 trang thì phải đóng dấu giáp lai giữa các trang”.   

 

c) Đóng dấu dấu treo 

 

Đóng dấu treo là dùng con dấu cơ quan, tổ chức đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Đóng dấu treo trên hồn sơ in hóa đơn văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dầu treo là một bộ phận của văn bản chính. 

 

Khoản 3 Điều 26 của Nghị định 110/2004/NĐ-CP quy định về việc đóng dấu treo như sau: “việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo”. 

 

Trên thực tế, ngoài việc đóng dấu đóng dấu treo lên các phụ lục kèm theo văm bản chính, một số cơ quan đóng dấu treo trên một số văn bản nội bộ mang tính thông báo để biết hoặc trên góc trái của liên đỏ hoá đơn tài chính. 

 

2. Sử dụng con dấu nổi, con dấu thu nhỏ 

 

Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 31/2009/NĐ-CP ngày 01/4/2009 sửa đổi Khoản 1, khoản 2 Điều 6  Nghị định số 58/2001/NĐ-CP quy định:Các cơ quan, tổ chức có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ, thẻ, chứng minh nhân dân, thị thực, visa có dán ảnh thì được khắc thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ để phục vụ cho công tác, nghiệp vụ, nhưng phải được cơ quan, tổ chức đã ra quyết định thành lập cơ quan, tổ chức đó cho phép, nội dung con dấu phải giống con dấu thứ nhất”. 

 

Như vậy, ngoài con dấu ướt chính thức, cơ quan, tổ chức có thể được khắc thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ để đóng vào các văn bản đặc biệt, văn bản chuyên ngành.  

 

a) Sử dụng con dấu nổi 

 

Dấu nổi là con dấu in nổi được tạo ra bằng cách ép một khuôn dấu lên vật mang tin bằng sáp, xi, giấy ảnh hay kim loại gắn liền với văn bản đi kèm. Dấu nổi khi được đóng trên các vật liệu mang tin khác nhau, các thông tin trên dấu sẽ nổi trên bề mặt vật mang tin.  

 

Theo quy định của Khoản 4 Điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP, việc đóng dấu nổi được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành, ví dụ: Bộ Công an quy định việc đóng dấu nổi trên ảnh của chứng minh thư, biển xe gắn máy, xe ô tô; Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc đóng dấu nổi trên các văn bằng, chứng chỉ, thẻ học viên, thẻ sinh viên; Bộ Ngoại giao quy định việc đóng dấu nổi trên thị thực, visa.  

 

b) Sử dụng con dấu thu nhỏ 

 

Con dấu thu nhỏ là con dấu có nội dung nhu con dấu của cơ quan, tổ chức nhưng được thu nhỏ lại để đóng lên các văn bản có kích cỡ nhỏ. Con dấu ướt chính thức của cơ quan, tổ chức thường có đường kính từ 30 mm đến 42 mm tuỳ theo từng loại con dấu của các cơ quan khác nhau nhưng dấu thu nhỏ thì chỉ có đường kính… để đóng trên các giấy tờ, văn bản có kích cỡ nhỏ như: chứng minh thư nhân dân, đăng ký ô tố, xe máy, giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế cho phù hợp.  

 

Dấu thu nhỏ cũng sử dụng mực dấu màu đỏ và để có giá trị pháp lý trên văn bản như dấu chính thức của cơ quan, tổ chức thì cũng phải đóng vào văn bản khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền.  

 

3. Thay cho lời kết 

 

Thực tế, các quy định về sử dụng con dấu được thể hiện ở nhiều văn bản khác nhau ngoài các quy định chung của Bộ Công an và Bộ Nội vụ như đã trình bày ở trên có thể khiến nhiều cơ quan không có một cái nhìn tổng quát trong quá trình sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức.  

 

Ngay trong quy định của Nghị định 110 về đóng dấu treo trên các phụ lục kèm theo văn bản là “do người ký văn bản quyết định” thì sẽ có trường hợp có người, có cơ quan đóng dấu treo trên văn bản có phụ lục, có người, có cơ quan không đóng dấu treo; hoặc việc đóng dấu giáp lai trên văn bản, tài liệu chuyên ngành thì được một số ngành quy định cụ thể nhưng còn việc đóng dấu giáp lai trên văn bản hành chính có nhiều tờ, nhiều trang (biên bản, hợp đồng, báo cáo) thì không quy định. Quy định chưa rõ sẽ dẫn đến trường hợp thực hiện không thống nhất, có cơ quan thực hiện, có cơ quan không thực hiện. 

 

Nên chăng, cơ quan quản lý cần quy định cụ thể để các cơ quan, tổ chức thống nhất áp dụng? 

Cách đóng dấu tròn đúng

đăng 23:29 21 thg 9, 2016 bởi Hóa đơn điện tử TCT Invoice   [ đã cập nhật 23:29 21 thg 9, 2016 ]

Đối với các cơ quan, doanh nghiệp thì khi khắc dấu tròn là một vật dụng không thể thiếu cho sự hoạt động: dấu pháp nhân (hay còn gọi là dấu tròn) là đại diện tính pháp lý cho đơn vị, dấu chức danh để thể hiện vị trí quản lý của người đó,… và rất nhiều con dấu khác. Nó đại diện đảm bảo về tính pháp lý không chỉ nhằm giúp nhà nước có phương pháp quản lý tốt nhất mà còn là công cụ dàng buộc các giao kết bằng văn bản giữa các cơ quan, công ty, doanh nghiệp hay cá nhân với nhau. Do vậy, con dấu có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho dòng chảy giao thương trên thị trường sản xuất kinh doanh và cung ứng.

Mặc dù con dấu được sử dụng một cách rất thường xuyên liên lục, đặc biệt là đối với các đơn vị cơ quan lớn, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu được cách quản lý và sử dụng con dấu hay phương pháp đóng dấu văn bản sao cho đúng và chuẩn mực nhất. Đó chính là lý do VPEC xin chia sẻ nội dung bài viết tư vấn và hướng dẫn quan trọng này với tiêu chí giúp người đọc hiểu được một số thông tư – nghị định về con dấu và cách đóng dấu trên các loại văn bản, in hóa đơn đỏ VAT, hợp đồng như: dấu treo, dấu giáp lai, dấu chữ ký, dấu sao y bản chính, dấu bản vẽ hoàn công,...

Nhìn vào một bản hợp đồng với hình ảnh con dấu tròn pháp nhân hay con dấu chức danh đóng nghiêng ngả, chữ ký một nơi – con dấu một lẻo có lẽ bạn sẽ đánh giá ngay được doanh nghiệp này đang gặp vấn đề về cách sử dụng, quản lý và đóng dấu văn bản…!

Hướng dẫn quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp
Từ ngày 08/12/2015, Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực.
Theo đó, con dấu doanh nghiệp (DN) được quản lý và sử dụng như sau:
- Các DN đã thành lập trước 01/07/2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp mà không phải thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trường hợp DN làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký DN.
- Trường hợp DN đã thành lập trước 01/7/2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp GCN đăng ký mẫu dấu.
Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của DN.
- Trường hợp DN đã thành lập trước 01/7/2015 bị mất con dấu, mất GCN đăng ký mẫu dấu thì DN được làm con dấu theo quy định tại Nghị định này.
Đồng thời, thông báo việc mất con dấu, mất GCN đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp GCN đăng ký mẫu dấu.
Nghị định 96/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 102/2010/NĐ-CP.
 
Cách đóng con dấu trên các văn bản
Dấu treo
Đóng dấu treo là dùng con dấu đóng lên trang đầu và đóng trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính.
 
Trên thực tế, một số cơ quan đóng dấu treo trên các văn bản nội bộ mang tính thông báo trong cơ quan hoặc trên góc trái của liên đỏ hoá đơn tài chính VAT.
Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính.
 
Dấu giáp lai
Đóng dấu giáp lai là dùng con dấu đóng lên lề bên trái hoặc lề bên phải văn bản gồm 2 tờ trở lên để trên tất cả các tờ đều có thông tin về con dấu nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo văn bản. Việc đóng dấu giáp lai được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.


Quy định khắc dấu tròn - vuông

đăng 23:24 21 thg 9, 2016 bởi Hóa đơn điện tử TCT Invoice   [ đã cập nhật 23:25 21 thg 9, 2016 ]

Khắc dấu tròn và con dấu vuông, con dấu nào có giá trị pháp lý, con dấu tròn được sử dụng khi nào? Và con dấu vuông được dùng trong trường hợp nào?...Đó là một vài câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn thành viên trong thời gian gần đây.

Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về giá trị pháp lý của các loại con dấu này, cũng như trường hợp nào sử dụng con dấu tròn, trường hợp nào sử dụng con dấu vuông.

Con dấu doanh nghiệp là gì? Vai trò của con dấu đối với doanh nghiệp

Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Có thể nói, con dấu là một trong những tài sản quý giá của doanh nghiệp, bởi theo tập quán giao dịch các văn bản, hợp đồng in hóa đơn của doanh nghiệp chỉ có giá trị pháp lý khi nó được đóng dấu. Tuy nhiên, giá trị của con dấu hiện nay không còn rõ nét như trước, bởi từ ngày 01/7/2015, khi Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, thì doanh nghiệp được quyền quyết định số lượng con dấu (nghĩa là doanh nghiệp có quyền có nhiều hơn 01 con dấu)

Con dấu tròn và con dấu vuông, con dấu nào được đăng ký với cơ quan nhà nước thì con dấu đó có giá trị pháp lý

Trước ngày 01/7/2015, việc sử dụng con dấu phải tuân theo Luật doanh nghiệp 2005, nghĩa là hình thức và nội dung con dấu phải theo quy định của Chính phủ (Nghị định 58/2001/NĐ-CPThông tư 21/2012/TT-BCA)

Tại các văn bản hướng dẫn về mẫu con dấu này, thì con dấu doanh nghiệp phải là con dấu tròn. Mẫu con dấu tròn này phải tuân thủ theo quy định tại các văn bản này mới có giá trị pháp lý.

Từ sau ngày 01/7/2015, việc sử dụng con dấu thực hiện theo Luật doanh nghiệp 2014, nghĩa là hình thức và nội dung, số lượng con dấu do doanh nghiệp tự quyết định nhưng phải đảm bảo các nội dung về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.

Trứơc khi sử dụng, doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Cụ thể, trong Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2014 cũng có quy định:

Điều 12. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:

a) Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.

b) Số lượng con dấu.

c) Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

2. Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Như vậy, đồng nghĩa rằng, từ ngày 01/7/2015, con dấu doanh nghiệp dù là con dấu tròn hoặc con dấu vuông đều có giá trị pháp lý nếu doanh nghiệp có làm thủ tục thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Một số lưu ý đối với việc quản lý sử dụng con dấu cho các doanh nghiệp đã thành lập trước 01/7/2015

- Trường hợp tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp thì không phải thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký. Trường hợp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.

Trong cả 2 trường hợp này, chỉ có con dấu tròn mới có giá trị pháp lý.

- Trường hợp làm mới con dấu theo quy định mới của Luật doanh nghiệp 2014 thì phải nộp lại con dấu cũ và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Trong trường hợp này, con dấu mới được làm là dấu tròn hay dấu vuông đều có giá trị pháp lý.

- Trường hợp bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định mới, đồng thời phải thông báo việc mất này cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận mẫu con dấu.

Trong trường hợp này, con dấu mới được làm là dấu tròn hay dấu vuông đều có giá trị pháp lý.

Thói quen của các doanh nghiệp dẫn đến hiểu lầm

Do ảnh hưởng của các quy định cũ đã quá lâu nên việc thích nghi với các quy định mới của Luật doanh nghiệp 2014 cần phải có thời gian nhất định. Vì vậy, đến thời điểm hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn còn tư tưởng rằng chỉ có dấu tròn mới có giá trị pháp lý, còn dấu vuông thì không.

 

Khắc dấu hình mặt cười, chấm điểm

đăng 20:20 24 thg 8, 2016 bởi Hóa đơn điện tử TCT Invoice   [ đã cập nhật 20:21 24 thg 8, 2016 ]

Sau thông tư 30 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, nhiều trường đã khắc dấu tròn để nhận xét bài vở theo biểu tượng cho sẵn.

Thành viên Diệp Bích trên diễn đàn dành cho giáo viên học cấp 1 chia sẻ về những dòng khắc dấu: "Chữ viết có tiến bộ", "Con cần cố gắng hơn nữa", "Bài làm tốt cô khen", "Viết cẩn thận con nhé"....
Hàng loạt các hình ảnh mặt cười, mặt mếu kèm theo lời "cô chê", "cô khen"... được các cửa hàng khắc dấu sáng tạo cho trường học lựa chọn. Các mẫu đóng dấu với màu sắc chủ đạo là xanh và đỏ ưa nhìn. Các mẫu đỏ biểu tượng cho lời khen tốt, mẫu xanh dành cho lời nhắc nhở học sinh cần làm bài tốt hơn. Mỗi con dấu có giá dao động từ 60.000-90.000 đồng.
Thành viên Hạnh Koj chia sẻ về mẫu khắc dấu của nhà trường trong loạt "cô khen" bao gồm: "Có nhiều tiến bộ", "Bài làm đạt yêu cầu"...

Thủ tục khắc dấu tròn

đăng 19:07 22 thg 8, 2016 bởi Hóa đơn điện tử TCT Invoice   [ đã cập nhật 19:08 22 thg 8, 2016 ]

1. Thủ tục chung về con dấu:

1.1. Cơ quan, tổ chức có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở đã được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật hoặc phê duyệt của cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng con dấu thì thủ tục làm con dấu của các cơ quan, tổ chức này không cần quyết định cho phép sử dụng khắc dấu tròn.

1.2. Quyết định thành lập, giấy phép của cơ quan có thẩm quyền có trong hồ sơ làm con dấu, cấp lại Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu, mang con dấu từ nước ngoài vào Việt nam sử dụng phải xuất trình bản chính và nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực.

1.3. Người trực tiếp liên hệ với cơ quan Công an để đề nghị khắc dấu tròn, cấp lại Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu, mang con dấu từ nước ngoài vào Việt Nam phải có Giấy giới thiệu hoặc Giấy ủy quyền, kèm theo Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

1.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan công an phải giải quyết thủ tục về con dấu, đăng ký mẫu dấu để trả con dấu và Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu cho cơ quan, tổ chức, chức danh Nhà nước.

KHẮC DẤU TRÒN

2. Thủ tục làm con dấu mới:

2.1. Đối với cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu có hình Quốc huy; cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp cần: Quyết định thành lập, cho phép sử dụng con dấu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2.2. Đối với tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, hội quần chúng, hội nghề nghiệp cần: Quyết định thành lập và Điều lệ hoặc Hiến chương cho phép sử dụng con dấu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2.3. Đối với tổ chức khoa học và công nghệ cần: Quyết định thành lập, cho phép sử dụng con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

2.4. Đối với tổ chức báo chí, xuất bản cần: Quyết định thành lập, cho phép sử dụng con dấu và Giấy phép hoạt động báo chí, Giấy phép xuất bản do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2.5. Đối với tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao cần Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

2.6. Đối với cơ quan đại diện ngoại giao cần: Công hàm của cơ quan đại diện ngoại giao kèm theo mẫu con dấu và Công văn của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

2.7. Đối với tổ chức hoạt động theo Luật kinh doanh Bảo hiểm, Luật Chứng khoán cần: Giấy phép thành lập và hoạt động.

2.8. Đối với tổ chức kinh tế cần: Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; Quyết định thành lập phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm thuộc Sở giao dịch hoặc chi nhánh các Ngân hàng Thương mại.

3. Thủ tục làm lại con dấu bị mất: Cơ quan, tổ chức, chức danh Nhà nước bị mất con dấu cần làm lại, thủ tục gồm:

3.1. Văn bản đề nghị làm lại con dấu, trong đó nêu rõ lý do và có xác nhận của Công an cấp xã nơi xảy ra mất con dấu gửi cơ quan Công an nơi đã giải quyết làm con dấu;

3.2. Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu của con dấu bị mất do cơ quan Công an cấp.

4. Thủ tục đổi con dấu:

Cơ quan, tổ chức, chức danh Nhà nước có con dấu bị mòn, méo, hỏng khi cần đổi phải có văn bản đề  nghị đổi con dấu và nêu rõ lý do.

5. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu do bị mất, bị hư hỏng gồm:

5.1. Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu gửi cơ quan Công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;

5.2. Con dấu đang sử dụng (để kiểm tra).

6. Thủ tục đề nghị sử dụng con dấu có hình Quốc huy:

6.1. Quyết định thành lập cơ quan, tổ chức của cơ quan có thẩm quyền;

6.2. Văn bản gửi Bộ Công an và Bộ Nội vụ nêu rõ sự cần thiết phải sử dụng con dấu có hình Quốc huy.

7. Thủ tục làm con dấu thứ hai:

7.1. Đối với tổ chức kinh tế: Tùy từng tổ chức kinh tế, thủ tục làm con dấu thứ hai phải có một trong những giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép thành lập và hoạt động của nơi có trụ sở chính và nơi đặt trụ sở thứ hai;

7.2. Đối với các cơ quan, tổ chức khác: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền thành lập và cho phép sử dụng con dấu tại nơi đặt trụ sở thứ hai.

8. Thủ tục làm con dấu thu nhỏ, con dấu nổi, dấu xi:

8.1. Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng minh ngành hoặc phục vụ công tác chuyên môn;

8.2. Công văn của cơ quan, tổ chức có nhu cầu làm con dấu thu nhỏ, con dấu nổi, dấu xi gửi cơ quan Công an nơi đã đăng ký con dấu thứ nhất.

9. Thủ tục làm con dấu có biểu tượng, chữ nước ngoài, tên viết tắt:

Cơ quan, tổ chức có nhu cầu làm biểu tượng hoặc chữ nước ngoài hoặc tên viết tắt trong nội dung con dấu, ngoài các thủ tục quy định trên phải có văn bản đề nghị với cơ quan Công an nơi cấp Giấy phép làm con dấu giải quyết (đối với doanh nghiệp thì đề nghị cơ quan Công an nơi đăng ký mẫu dấu).

10. Thủ tục mang con dấu của cơ quan, tổ chức nước ngoài vào Việt Nam hoạt động:

10.1. Cơ quan, tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao, nếu có nhu cầu mang con dấu từ nước ngoài vào Việt Nam sử dụng, phải có đơn xin phép theo mẫu quy định của Bộ Công an; giấy phép thành lập, hoạt động được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp.

10.2. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày mang con dấu vào Việt Nam, cơ quan, tổ chức nước ngoài phải đăng ký tại cơ quan Công an có thẩm quyền trước khi sử dụng.

11. Thẩm quyền giải quyết các thủ tục về con dấu:

11.1. Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội - Bộ Công an có trách nhiệm giải quyết thủ tục làm con dấu, đăng ký lưu chiểu và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu cho các cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sau đây:

- Quốc hội, Chính phủ, chức danh Nhà nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức trực thuộc;

- Cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, hội quần chúng, hội nghề nghiệp và các đơn vị trực thuộc;

- Cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài; cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam do cơ quan Trung ương của Việt Nam cấp phép thành lập, hoạt động;

- Cơ quan, tổ chức của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức ở Trung ương ;

- Tổ chức kinh tế do cơ quan Trung ương thành lập, cấp phép hoạt động;

- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài mang con dấu vào Việt Nam sử dụng.

11.2. Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giải quyết thủ tục làm con dấu, đăng ký mẫu dấu và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu trong các trường hợp sau:

- Cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi Chính phủ, hội quần chúng, hội nghề nghiệp thuộc địa phương; cơ quan, tổ chức theo hệ thống ngành dọc hoạt động tại địa phương;

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài; tổ chức kinh tế do địa phương cấp phép, đăng ký; cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương và một số trường hợp khác theo thông báo của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;

- Cơ quan, tổ chức thuộc địa phương hoạt động tại nước ngoài.

Khắc dấu tròn cần điều kiện gì

đăng 18:44 22 thg 8, 2016 bởi Hóa đơn điện tử TCT Invoice   [ đã cập nhật 18:45 22 thg 8, 2016 ]

Hiện nay, con dấu có thể xem là biểu tượng thể hiện vị trí pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp và khẳng định vị trí pháp lý đối với các văn bản. Việc quản lý việc khắc dấusử dụng con dấu chức danh phải tuân theo các qui định của pháp luật.

            Theo quy định tại Điều 1, Điều 2 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP: Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước. Con dấu được sử dụng trong các doanh nghiệp, cơ quan thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các doanh nghiệp, cơ quan đó. Con dấu được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật..


            Con dấu khắc xong phải được đăng ký mẫu tại cơ quan công an, phải nộp lệ phí do Bộ Tài chính quy định và chỉ được sử dụng sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan, tổ chức khi bắt đầu sử dụng con dấu mới phải thông báo giới thiệu mẫu con dấu mới. Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15.4.2010: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người, hoặc một hộ gia đình làm chủ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhưng hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu.

            Hộ kinh doanh không được khắc dấu, không được cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và không được sử dụng con dấu chức danh. Nếu hộ kinh doanh cố tình khắc dấu các loại con dấu mà không có giấy phép hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật, sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu mẫu hoặc chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu (quy định tại khoản 2, Điều 15 Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12.7.2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội).

            Dấu chức danh là con dấu thể hiện rõ chức vụ và họ tên của một người. Hiện nay, dịch vụ khắc dấu vô cùng nhanh chóng và đa dạng với đủ các mẫu mã và kiểu cách để khách hàng có thể lựa chọn. 

            Công ty khắc dấu Nam Phương là công ty chuyên cung cấp dịch vụ khắc dấu, khắc dấu liền mực, khắc dấu chức danh, và các loại mực dấu chính hãng. Để hiểu hơn về điều kiện khắc dấu con dấu chức danh hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn với dịch vụ tốt nhất.

Khắc dấu tròn mỏi mắt tìm nơi khắc dấu

đăng 18:17 22 thg 8, 2016 bởi Hóa đơn điện tử TCT Invoice   [ đã cập nhật 18:19 22 thg 8, 2016 ]

Khắc Dấu Tròn Nam Phương là một trong số các DN được phép khắc dấu tròn (con dấu của DN) tại TP.HCM từ năm 2011. Trước ngày 1/7, mọi hoạt động diễn ra bình thường. Tuy nhiên, 3 ngày nay, Công ty tạm dừng chưa nhận khắc dấu tròn.

Phân trần với phóng viên Báo Đầu tư về quyết định này, người phụ trách số điện thoại hotline 0938090346 của Công ty cho biết, vì chưa có hướng dẫn cụ thể của cơ quan công an nên Công ty chưa dám nhận yêu cầu khắc dấu tròn.

“Trước đây, chúng tôi khắc dấu theo mẫu và quyết định của cơ quan công an. Hiện tại, chúng tôi đã nghe thông tin về quy định mới về khắc dấu, nhưng vì chưa có hướng dẫn cụ thể nên chưa dám nhận làm”.

Từ đầu tháng 7 đến nay, người phụ trách số điện thoại hotline cho biết nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến việc khắc dấu nhưng công ty đều đề nghị chờ.

Trên trang web của Công ty này, các văn bản hướng dẫn liên quan đến con dấu và thủ tục khắc dấu được liệt kê khá đầy đủ, từ Bộ Luật Hình sự đến các điều kiện kinh doanh của ngành nghề khắc dấu…, nhưng vẫn chưa có bất cứ thông tin nào liên quan đến các quy định của Luật DN về con dấu.

“Thứ Hai (ngày 6/7), chúng tôi sẽ tiếp tục hỏi thông tin từ các cơ quan để quyết định công việc tới”, vị đại diện của Công ty Nam Phương nhiệt tình chia sẻ.

Cũng tương tự như các đồng nghiệp ở TP.HCM, nhiều DN được phép khắc dấu tròn ở Hà Nội đều ngần ngừ với đề nghị khắc theo mẫu do DN tự đưa đến. Thậm chí, có DN cho biết, dấu tròn thuộc quyền quản lý của cơ quan công an nên dù Sở Kế hoạch và Đầu tư có hướng dẫn là được phép khắc dấu họ cũng phải hỏi cơ quan công an trước khi thực hiện.

Ngay các cơ sở khắc dấu nhỏ, không có giấy phép khắc dấu trước đó, cũng không nhiệt tình với đề nghị khắc dấu DN. Cơ sở khắc dấu An Khánh (Cầu Giấy, Hà Nội),  Công ty TNHH Văn phòng phẩm Khắc dấu Sao Sáng (Quận Tân Bình, TP.HCM) kiên quyết từ chối cho dù đã được cung cấp thông tin mới về con dấu tròn.

Công ty Đầu tư  - Thương mại và Xây dựng Ngôi Sao (Hà Nội) là số ít DN nhận đơn hàng sau khi xin ý kiến của người phụ trách mảng việc này của Công ty. Tuy nhiên, người đại diện của Công ty cũng cẩn trọng đề nghị rằng, DN có yêu cầu khắc dấu cứ để lại số điện thoại để nếu tuần tới có hướng dẫn gì mới, Công ty sẽ liên lạc trực tiếp.

“Trong ba ngày vừa rồi, một số DN vẫn quyết định làm dấu vì họ cần phải làm thủ tục khai thuế, vẫn cần có dấu theo quy định của cơ quan thuế. Các mẫu dấu đều theo kích cỡ và thiết kế như cũ, chưa có DN nào có thiết kế riêng”, đại diện Công ty Ngôi Sao cho biết.

Đặc biệt, đại diện Công ty Ngôi Sao cũng cho biết là mẫu dẫu của DN sau khi họ khắc xong vẫn sẽ chuyển sang cơ quan công an để lưu chiểu và DN sẽ nhận dấu ở đó, chứ không phải ở Công ty.

Cơ quan quản lý lúng túng

Cũng đến ngày 3/7, trên Cổng Thông tin đăng ký DN quốc gia (Cổng Thông tin), 13 mẫu dấu đã được cơ quan đăng ký kinh doanh đăng tải công khai theo quy định của Luật DN. Các DN này đến từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà, Hậu Giang và Đồng Tháp.

So với 600 DN thành lập mới trong 2 ngày đầu thực hiện Luật DN, theo tổng hợp của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), rõ ràng đang có sự lúng túng không nhỏ liên quan đến con dấu DN.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Xuân Hiền, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương cho biết, mặc dù Luật DN đã quy định DN có toàn quyền với con dấu của mình, và thay vì phải đăng ký với cơ quan công an như luật cũ, DN chỉ cần thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin, nhưng Nghị định 58/2001/NĐ-CP và Nghị định số 31/2009/NĐ-CP về quản lý sử dụng con dấu vẫn chưa hết hiệu lực, nên nếu chưa có hướng dẫn cụ thể, các cơ quan quản lý liên quan sẽ lúng túng trong thực hiện.

Ngay cả phía cơ quan công an cũng chưa thực sự rõ phần việc của mình. Trong các lần góp ý cho Dự thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, đại diện Bộ Công an luôn giữ quan điểm cơ quan đăng ký kinh doanh nên có trao đổi với cơ quan công an trước khi công bố mẫu dấu của doanh nghiệp vì “có thể có những mẫu dấu có những hình ảnh phản cảm hoặc trên tên công ty trên mẫu dấu không trùng với tên công ty…”. Cuối tuần trước, đại diện Bộ Công an vẫn giữ quan điểm này khi trao đổi về Dự thảo trên.

Phải thừa nhận có lý do của việc chậm trễ ban hành văn bản hướng dẫn. Vì trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật DN, các điều khoản quy định về nội dung bắt buộc cũng như các điều cấm trên mẫu dấu của DN đã có. Điều khoản chuyển tiếp dành cho DN đang sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp cũng được tính đến.

“Nhưng khi chưa có hướng dẫn, việc thực hiện Luật DN rất cần sự phối hợp tốt. DN sẽ rất khó khăn nếu các cơ quan liên quan không có động thái tích cực”, ông Hiền khẳng định.

Cũng phải nói thêm, theo các giấy thông báo trên Cổng Thông tin, các con dấu của 13 DN trên sẽ chỉ có hiệu lực sau  3 - 4 ngày. Ông Hiền đặt câu hỏi tại sao phải để khoảng thời gian trễ này và đề nghị được sử dụng con dấu ngay khi công bố.

Khắc dấu tròn nở rộ

đăng 18:12 22 thg 8, 2016 bởi Hóa đơn điện tử TCT Invoice   [ đã cập nhật 18:12 22 thg 8, 2016 ]

Không còn là bó hẹp trong phạm vi cung cấp khắc dấu tròn, chức danh, chữ ký cho các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị, khắc dấu đang là dịch vụ ăn khách với hàng trăm kiểu khắc dấu, phục vụ nhu cầu mọi đối tượng.
KHẮC DẤU TRÒN

Đủ kiểu khắc dấu

Được biết đến là con phố có nghề khắc lâu đời ở phố cổ Hà Nội, thời gian gần đây phố Tô Tịch (Q. Hoàn Kiếm) trở nên nhộn nhịp hơn khi có nhiều khách đến đặt hàng khắc dấu. Chị Lê Tuyết, chủ cửa hàng khắc dấu cho biết, trước đây, chỉ có doanh nghiệp, ban ngành, đoàn thể đặt con dấu. Bây giờ khách hàng thích đặt dấu tên cá nhân, bao gồm thông tin tên, chức danh, điện thoại. “ Từ khi có dịch vụ in ấn, chữ ký điện tử ra đời, khiến cho nghề khắc dấu mai một. Không ai nghĩ, đến một ngày con dấu lại lên đời, có giá trở lại.” Chị Lê Tuyết kể.

Việc sử dụng con dấu thuận tiện, nên không chỉ doanh nhân mà hầu hết công nhân viên chức, bác sĩ, kỹ sư …đều khắc dấu tên. Thậm chí, giới trẻ cũng thích “cộp dấu” mỗi khi gửi tặng bạn bè bưu thiếp, quà tặng lưu niệm. Anh Trung Hiếu, nhân viên kinh doanh bất động sản cho hay: “Công việc của tôi hàng ngày phải tư vấn, bán hàng cho rất nhiều khách hàng. Trong khi đó, nếu sử dụng tờ rơi, danh thiếp để quảng cáo thì khách hàng sẽ rất khó lưu giữ. Chi bằng kết hợp sử dụng con dấu in tên và số điện thoại đóng luôn lên tờ rơi giới thiệu dự án. Khi cần khách có thể tìm số liên lạc ngay. ”

Không chỉ có khách hàng trong nước chuộng con dấu, dịch vụ khắc dấu còn thu hút khá đông khách du lịch nước ngoài. Anh Lực, thợ khắc dấu trên phố Hàng Bông cho biết, cửa hàng có hàng trăm mẫu con dấu khác nhau, từ tranh Đông Hồ, 12 con giáp, biểu tượng của Việt Nam như: hoa sen, tre Việt Nam, áo dài, Hồ Gươm….Những hình ảnh ngộ nghĩnh là món quà tặng mang nét độc đáo riêng khi du khách đến với Hà Nội.  

Đắt hàng nhờ bỏ chấm điểm học sinh

Gần đây, dịch vụ khắc dấu càng trở nên đắt hàng hơn khi, Bộ GD-ĐT bỏ chấm điểm đối với học sinh tiểu học. Thay vì chấm điểm, giáo viên các trường đã có “sáng kiến” đặt làm các mẫu dấu có lời nhận xét đánh giá học sinh. Công việc kinh doanh này trở nên khá hấp dẫn.

Tại công ty khắc dấu trên phố Thái Hà (Q. Đống Đa), 2 nhân viên xoay sở chóng mặt với các đơn hàng, vừa nhận điện thoại vừa tư vấn cho khách hàng. Cô nhân viên cửa hàng cho hay, đơn đặt hàng nhiều nhất vẫn là các trường tiểu học. Đặc biệt, có trường tiểu học ở Q. Hai Bà Trưng đặt hàng nghìn con dấu cho giáo viên. Vừa lật giở cho khách hàng xem hàng chục mẫu dấu, cô bán hàng vừa liến thoắng tiếp thị: các biểu tượng logo sẽ thay cho điểm số trong vở bài tập của học sinh. Ví dụ: khuôn mặt cười có nghĩa là tốt, mặt buồn là kém, hay dán bông hoa theo màu đỏ, vàng, xanh thay thế cho mỗi mức độ tốt, khá và kém... Ngoài logo, các mẫu thông dụng được các trường tiểu học đặt hàng nhận xét: cô khen, cô chê, chưa hoàn thành, hoàn thành tốt, con cần cố gắng, có tiến bộ…“Trung bình mỗi giáo viên có từ ít nhất 5 con dấu trở lên. Nếu khách hàng làm 1 con dấu giá 120.000 đồng. Làm từ 10 con dấu 100.000 đồng. Nếu với số lượng từ 50 con dấu giá cuối cùng là 80.000 đồng. Chỉ mất vài trăm nghìn, nhưng giáo viên sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian,” nhân viên bán hàng nói.

Trào lưu đua nhau khắc dấu đang trở thành “mốt” trong thời đại công nghệ nhằm tiết kiệm thời gian, thuận tiện trong công việc. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, không nên lạm dụng “cộp dấu” thay cho chữ viết vì như thế sẽ làm cho việc thể hiện tình cảm, giao tiếp giữa con người trở nên lạnh lùng, vô cảm

1-10 of 11